HOC BAC

Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số (CĐS) tỉnh, gửi báo cáo chuyên đề tham khảo phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều phối của Ban Chỉ đạo về CĐS tỉnh và các sở, ban, ngành, đị

Thứ ba - 01/10/2024 23:15
Thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh, ngay sau khi Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 18/5/2021 về CĐS đến năm 2025, Ban Cán sự đảng UBND tỉnh đã chỉ đạo thực hiện nghị quyết với quyết tâm đột phá về xây dựng chính quyền điện tử, thực hiện CĐS, xây dựng đô thị thông minh và nền kinh tế số góp phần phát triển kinh tế - xã hội và năng lực cạnh tranh của tỉnh.
CĐS với mục tiêu: Đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động của các cơ quan, đơn vị và địa phương, các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu đến năm 2025, tỉnh Bình Phước cơ bản hình thành chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số. Sau 3 năm thực hiện, Bình Phước đã đạt một số kết quả ban đầu đáng khích lệ. Về mục tiêu xây dựng chính quyền số, đến nay Bình Phước đã hoàn thành 3/3 nội dung đề ra như: Triển khai trục kết nối dữ liệu liên thông; triển khai Cổng dịch vụ công (DVC) tỉnh tích hợp và đồng bộ dữ liệu lên Cổng DVC quốc gia; phát hành văn bản điện tử có ký số cấp tỉnh đạt 100%, cấp huyện đạt 90%, cấp xã đạt 85%. Trên 90% cán bộ, công chức, viên chức công tác tại các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố được đào tạo, tập huấn về kỹ năng công nghệ thông tin và CĐS. Về mục tiêu phát triển xã hội số, Bình Phước đã hoàn thành 4/4 nội dung đề ra như: Mọi người dân và doanh nghiệp đều có định danh điện tử VNeID, kho dữ liệu điện tử khi thực hiện DVC trực tuyến; thanh toán không dùng tiền mặt; các điểm công cộng, đường giao thông, tuyến biên giới, từng khu phố, khu dân cư đều lắp camera giám sát an ninh, trật tự công cộng. Tỉnh đã thành lập 111 tổ công nghệ số cộng đồng và triển khai Đề án 06 cấp xã với 1.680 thành viên, 843 tổ công nghệ số cộng đồng và triển khai Đề án 06 tại thôn/ấp/khu phố với 5.963 thành viên cùng tham gia công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về CĐS và Đề án 06. Về mục tiêu phát triển kinh tế số, gồm 2 chỉ số đều chưa đạt. Mục tiêu kinh tế số chiếm 20% GRDP: Tính đến tháng 8-2024, kinh tế số chiếm khoảng 9,6% GRDP. Mục tiêu tỷ trọng kinh tế số của mỗi ngành chiếm từ 7-10% trong tổng GRDP của tỉnh. Theo thống kê của ngành công thương, tính đến năm 2023, tỷ trọng kinh tế số mỗi ngành ở Bình Phước mới đạt 5%. Do nhiều lý do, cả 2 mục tiêu về kinh tế số dự báo sẽ không đạt kế hoạch đề ra vào năm 2025. Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, các mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản đã hoàn thành, còn 2 mục tiêu về kinh tế số cần phải phấn đấu nhiều hơn. Nhận thức về CĐS đã thấm sâu rộng vào các tầng lớp nhân dân và doanh nghiệp; các cấp lãnh đạo đã xem CĐS là nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị, tổ chức mình. Hạ tầng số từng bước mở rộng, nâng cấp và hoàn thiện. Công tác đảm bảo an toàn an ninh thông tin được quan tâm triển khai các giải pháp cơ bản, có sự phối hợp giữa các lực lượng. Từ những kết quả triển khai, tỉnh Bình Phước được các tổ chức trong và ngoài nước đánh giá tích cực, cụ thể qua các giải thưởng và xếp hạng như: Thành phố Đồng Xoài vinh dự được trao giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam
3 năm 2022; Sở TT&TT được vinh danh ở hạng mục “Cơ quan nhà nước CĐS xuất sắc” năm 2023. Năm 2024, tỉnh Bình Phước được Hiệp hội Công nghiệp máy tính châu Á - châu Đại Dương (ASOCIO) lựa chọn vinh danh Giải thưởng Chính quyền số ASOCIO DX Award 2024. Xếp hạng mức độ CĐS cấp tỉnh (DTI): Năm 2020, Bình Phước xếp thứ 25/63 tỉnh, thành phố; năm 2021 xếp thứ 9/63 tỉnh, thành phố; năm 2022 xếp 12/63 tỉnh, thành phố (năm 2023 chưa công bố). Các kết quả bước đầu khá quan trọng, làm tiền đề cho sự phát triển, bứt phá trong thời gian tới. Để tiếp tục phát huy thành quả và liên tục trong CĐS, hướng đến mục tiêu chuyển đổi xanh, một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới cần tập trung vào 3 trụ cột chính như sau: Về hạ tầng số, tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện hệ thống truyền dẫn cáp quang nội tỉnh, liên tỉnh, nâng cao tốc độ, băng thông đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của tỉnh. Cải tạo mạng di động toàn diện, tắt sóng 2G, nâng cấp mở rộng vùng phủ sóng mạng 4G, lắp đặt mạng 5G tại các đô thị và khu công nghiệp, phủ sóng khu vực biên giới và các vùng lõm sóng. Thực hiện kéo cáp quang đến hộ gia đình đạt hơn 90%. Phổ cập điện thoại thông minh cho người dân đạt hơn 90%. Nâng cấp Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh (DC-Data Center) đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, đảm bảo triển khai các nhiệm vụ của chính quyền
số. Về nền tảng số, tiếp tục hoàn thiện các nền tảng dùng chung để triển khai toàn tỉnh như: Nền tảng cổng DVC trực tuyến, một cửa điện tử; nền tảng họp trực tuyến; nền tảng quản lý văn bản và điều hành công việc; nền tảng IOC; nền tảng SOC; nền tảng quản lý giáo dục, y tế… Bổ sung các nền tảng quản lý chuyên ngành còn thiếu như tài nguyên và môi trường, xây dựng, lao động, việc làm… Mở rộng chia sẻ dữ liệu để người dân, doanh nghiệp ứng dụng vào đời sống, kinh doanh. Về nguồn nhân lực, đây là điểm yếu của tỉnh khi triển khai thực hiện CĐS. Do đó, cần quan tâm phát triển, củng cố nguồn nhân lực công nghệ thông tin trên cơ sở tận dụng nguồn nhân lực chất lượng cao của các tập đoàn, doanh nghiệp cung cấp, triển khai các dịch vụ CĐS để hỗ trợ triển khai, đào tạo cho nguồn nhân lực thực hiện tại các cơ quan, tổ chức. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn ngắn hạn công nghệ thông tin cho đội ngũ làm công tác chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ CĐS ở các cơ quan, đơn vị. Phát huy hiệu quả của tổ công nghệ số cộng đồng, qua đó lan tỏa kỹ năng, kiến thức cho người dân, đặc biệt là kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào đời sống như: Thực hiện DVC trực tuyến, thanh toán điện tử, giao dịch điện tử, thương mại điện tử, học trực tuyến, giải trí trực tuyến lành mạnh…
Ngoài ra, việc thực thi và cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Trung ương tới các cơ quan, đơn vị trong thời gian tới cũng góp phần quan trọng thúc đẩy CĐS, chuyển đổi xanh. Chú trọng công tác thông tin tuyên truyền để lan tỏa kiến thức, kỹ năng trong thời đại 4.0 cho người dân và doanh nghiệp. CĐS là công cuộc lâu dài, là nhiệm vụ của mọi cơ quan, tổ chức và người dân, doanh nghiệp trong thời đại 4.0. Để Bình Phước phát triển sánh vai cùng các tỉnh, thành trong cả nước thì việc CĐS là yếu tố then chốt, có tính chất “đi tắt, đón đầu” nhằm khắc phục các yếu điểm của tỉnh về vị trí địa lý, về xuất phát điểm để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội, rút ngắn khoảng cách thu nhập bình quân, phát huy các lợi thế tiềm năng về đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng và tăng tính cạnh tranh cho các sản phẩm công, nông nghiệp của tỉnh.
Ông NGUYỄN MINH QUANG
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông
Đổi mới tư duy
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, những năm gần đây, Bình Phước nổi lên là địa phương dẫn đầu khu vực về phát triển nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ, bền vững. Ấn tượng năm 2023, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp của tỉnh thuộc top đầu cả nước.Từ đó, xuất hiện nhiều nông dân tiêu biểu sản xuất, kinh doanh giỏi toàn quốc, thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhờ tư duy làm nông nghiệp số. Với tư duy mở làm nông nghiệp theo hướng khoa học hiện đại, anh Nguyễn Viết Vị, Giám đốc Hợp tác xã thương mại - dịch vụ Phước Thiện, xã Phước Thiện,huyện Bù Đốp là người tiên phong nghiên cứu, tìm tòi các giống cây trồng mới cho hiệu quả kinh tế cao gắn với chuỗi liên kết sản xuất, có bảo hộ giống như mít ruột đỏ, vú sữa hoàng kim, nhãn tím, ổi bombo ruột đỏ… Định hướng của hợp tác xã là kinh tế tuần hoàn - kinh tế chia sẻ - kinh tế xanh. Hợp tác xã thương mại - dịch vụ Phước Thiện được tỉnh chọn là một trong 5 mô hình thí điểm CĐS toàn diện nhằm tạo sức lan tỏa. Với diện tích trồng và liên kết trồng khoảng 800 ha mít ruột đỏ và vú sữa hoàng kim, Hợp tác xã thương mại - dịch vụ Phước Thiện là một trong những đơn vị tiên phong của Bình Phước ứng dụng công nghệ cao vào trồng, chế biến sản phẩm, hướng đến chuỗi quy trình khép kín từ canh tác, thu hoạch đến chế biến sau thu hoạch. Đến nay, Hợp tác xã đã lắp đặt wifi, hệ thống tưới tự động bằng ứng dụng công nghệ internet vạn vật, camera giám sát cho 2 ha mít ruột đỏ, 1 ha vú sữa hoàng kim theo tiêu chuẩn hữu cơ. Đồng thời, thu thập dữ liệu phục vụ chăm sóc, truy xuất nguồn gốc; áp dụng CĐS trong quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhờ đó, ngoài các kênh bán sản phẩm truyền thống, Hợp tác xã chủ động tìm kiếm thị trường qua các kênh thương mại điện tử. Trang trại Gia Bảo Ecofarm của anh Nguyễn Minh Hiếu, Phó Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp số Bình Phước, xã Phước Tín, thị xã Phước Long, có hơn 30 ha sầu riêng ứng dụng cơ giới hóa, công nghệ cao vào sản xuất. Với hệ thống đường ống dẫn nước tưới nhỏ giọt liên tục, tưới mát cho hàng ngàn cây sầu riêng, những chiếc xe cắt cỏ, xe phun thuốc tự động hiện đại được nhập khẩu từ Hàn Quốc đang uốn lượn quanh từng gốc để xử lý kỹ thuật cho vườn sầu riêng Ri6, Monthong và Musang King. Hiện trung bình mỗi hécta anh Hiếu đầu tư hơn 100 triệu đồng, bù lại anh giải phóng được rất nhiều sức lao động, kiểm soát nước tưới, phun thuốc cho cây. Từ khi áp dụng mô hình kỹ thuật này, năng suất vườn sầu riêng tăng lên khoảng 30%. Hiện anh Hiếu đã ứng dụng Internet kết nối vạn vật (IoT) vào sản xuất nhằm hạn chế tối đa lượng thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giữ cân bằng hệ sinh thái vườn cây. Anh Hiếu cũng lắp đặt thêm “Trạm dự báo thời tiết cá nhân” trên vườn sầu riêng, kết nối với điện thoại thông minh. Do vậy, dù không có mặt tại vườn nhưng anh vẫn biết được tình hình nắng, mưa để lên kế hoạch phun thuốc, bón phân, tưới nước… hiệu quả cho vườn cây. “CĐS là định hướng phát triển cho tương lai. May mắn là sầu riêng Gia Bảo được tiếp cận điều đó rất sớm và thực hiện CĐS nên đã có những thành quả nhất định. Sầu riêng Gia Bảo đã được cấp mã số vùng trồng để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc” - anh Nguyễn Minh Hiếu cho biết. Tổ chức liên kết sản xuất CĐS là quá trình ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số từ sản xuất đến chế biến, phân phối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Điểm khác biệt cơ bản giữa nông nghiệp số và nông nghiệp truyền thống chính là việc áp dụng các công nghệ kỹ thuật số (dữ liệu lớn, điện toán đám mây, internet vạn vật…) vào toàn bộ hoạt động, làm thay đổi cách thức quản lý, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ truyền thống sang hiện đại và thông minh. Do vậy, chiến lược khoa học - công nghệ không chỉ tập trung đưa khoa học - công nghệ phục vụ nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ…, mà còn đẩy mạnh CĐS một cách thực chất, hiệu quả, tiết kiệm. Đó là nền tảng để tạo ra hệ sinh thái nông nghiệp bền vững. Thay vì đi một mình, nhiều nông dân có chung niềm đam mê phát triển nông nghiệp số đã kết nối lại và thành lập Câu lạc bộ Nông dân tỷ phú Bình Phước. Hiện câu lạc bộ có 44 thành viên với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm. Họ là những người trẻ, quyết tâm khởi nghiệp từ nông nghiệp, góp sức vẽ nên bức tranh kinh tế nông nghiệp Bình Phước ngày càng tươi sáng, hấp dẫn hơn. Anh Nguyễn Viết Vị, Giám đốc Hợp tác xã thương mại - dịch vụ Phước Thiện, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nông dân tỷ phú Bình Phước cho biết, làm nông nghiệp muốn thành công thì phải áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, có sự liên kết giữa các bên. “Với sự liên kết chặt chẽ giữa Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và cả ngân hàng, dù mới thành lập và hoạt động hơn 1 năm
nhưng Câu lạc bộ Nông dân tỷ phú Bình Phước đã phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ, góp phần giúp nền nông nghiệp địa phương phát triển đúng hướng. Định hướng của câu lạc bộ là sẽ liên kết cùng các hiệp hội như hiệp hội điều, mít, sầu riêng để chia sẻ kiến thức và học hỏi kinh nghiệm. Câu lạc bộ sẽ là nơi ươm mầm cho nhiều nông dân trong tỉnh trở thành tỷ phú trong tương lai” - anh Nguyễn
Viết Vị chia sẻ. Sau hơn 10 năm phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp Bình Phước đã thay đổi vượt bậc. Năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp tăng gấp nhiều lần so với phương pháp canh tác truyền thống, đưa Bình Phước trở thành một trong những địa phương có tốc độ phát triển cao so với cả nước. Hiện Bình Phước đang triển khai các đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030, tập trung áp dụng tiêu chuẩn quốc tế gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu.

Tác giả: UBND thị trấn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

ban do
Tạp chi đảng
Cổng chính phủ
Cổng tinh BP
btg tinh uy
mail
Thống kê
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay859
  • Tháng hiện tại10,071
  • Tổng lượt truy cập69,997
Đường dây nóng
Chủ tịch UBND thị trấn
Số điện thoại: 0913.960.426
Tiếp nhận liên quan đến an ninh trật tự, an toàn giao thông
Công an thị trấn Đức Phong
Số điện thoại: 0988.815.181
Hổ trợ TTHC, Dịch vụ công, tiếp nhận giải quyết phản ánh, đơn thư, khiếu nại, tố cáo.
Số điện thoại: 0902.526.561
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây